WELCOME TO DAT TO GROUP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

WELCOME TO DAT TO GROUP

Quê Hương Đất Tổ - Kết Nối Bốn Phương- Hội Tụ
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
thanhnhacvt
Leader Group
Leader Group
thanhnhacvt


Tổng số bài gửi : 112
Join date : 04/04/2011
Age : 42
Đến từ : Bạch Hạc _ Việt trì _phú thọ City

BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty
Bài gửiTiêu đề: BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI    BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  EmptyWed Apr 06, 2011 8:43 am

BỐM PHƯƠNG TỤ HỘI
VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG MÙNG 10 THÁNG 3

VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG MÙNG 10 THÁNG 3
Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng. Sau đây là một cách giải thích ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu.
Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử.
"Những ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử; có sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và cổ tích lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương; tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử; tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt.

Đền Hùng ngày Giỗ Tổ( đích thị đay là tại đền hùng rồi)
Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, lần đầu tiên được chép lại trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa đầu trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương, sinh năm 1453, mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đều thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của mình, Vũ Quỳnh đã viết:
“Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”
Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên được các nhà sử học Việt Nam ghi lại trong các bộ chính sử và nằm ở phần ngoại kỷ vì sự huyền ảo của câu chuyện. Đã có rất nhiều học giả phân tích tìm hiểu nội dung kỳ bí của truyền thuyết về thuở ban đầu lập quốc của người Lạc Việt.
Những số liệu trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có một sự liên hệ và trùng khớp một cách kỳ lạ với hai đồ hình nổi tiếng thiêng liêng trong truyền thuyết của nền văn minh Hoa Hạ là Lạc Thư và Hà Đồ mà theo tôi có liên quan đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Độ số của Lạc Thư – Hà Đồ là 100 vòng tròn, trong đó có 50 vòng tròn đen, 50 vòng tròn trắng. Từ hai đồ hình trên, có thể tạo ra hai hình vuông gọi là Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ.
Ta có thể nhận thấy rằng:
100 quả trứng tương ứng với 100 vòng tròn.
50 người con theo cha tương ứng với 50 vòng tròn trắng, thuộc Dương, tượng là theo Cha (Dương).
50 người con theo mẹ tương ứng với 50 vòng tròn đen, thuộc Âm, tượng là theo Mẹ (Âm).
15 bộ lạc mà truyền thuyết nói tới trùng khớp với số của Ma Phương Lạc Thư có tổng số vòng tròn ngang dọc chéo đều bằng 15.
18 đời vua trùng khớp với tổng số Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ (9 x 2 = 18).
Còn vì sao ngày mùng 10 tháng 3 liên quan đến ngày giỗ tổ Hùng Vương ư?

Lễ dâng hoa
Đây lại là một con số trùng với trung cung Hà Đồ 5 – 10 thuộc về ngôi Hoàng Cực.
Trong đó:
Tháng 3 là tháng Thìn (tượng Rồng) – trùng khớp với biểu tượng của Lạc Long Quân (giống Rồng) chính là tháng thứ 5 nếu kể từ tháng Tí (tức tháng Một năm trước theo cách tính tháng của người Việt như sau: Tháng Một: Tí; Tháng Chạp: Sửu; Tháng Giêng: Dần; Tháng Hai: Mão; Tháng Ba: Thìn/ Rồng) [2].
Như vậy, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoàn toàn trùng khớp một cách kỳ lạ với nội dung của Lạc Thư – Hà Đồ.
Vấn đề cũng chưa phải dừng ở đây.
Trong truyền thuyết về thời Lập quốc của dân tộc Việt còn một chi tiết nữa là: 50 người con theo Mẹ Ấu Cơ sắp xếp người con trưởng lên làm vua, 49 người còn lại đi cai trị khắp nơi.
Đây chính là số Đại Diễn trong Kinh Dịch dùng để bói cỏ thi - một phương pháp bói tối cổ của Đông phương.

Anh này là tui chụp trong một chuyến đi vô suối tiên nên mới có bức ảnh này
Nếu bạn hỏi tại sao lại phải bớt đi một mà không dùng số 50? Tôi xin được trả lời rằng: Chính truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên đã trả lời rất rõ ràng và người ta không thể tìm được câu trả lời trong các bản văn chữ Hán.
Sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ của các sản phẩm trí tuệ thuộc về văn minh Lạc Việt với một giá trị kỳ vĩ của văn hoá Đông Phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái, đã cho thấy cội nguồn đích thực của những di sản văn hoá đó thuộc về văn minh Lạc Việt
Như vậy, cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư – Hà Đồ cùng Kinh Dịch đều có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt.
Các bạn chú ý nhé:
Dĩ nhiên các quan điểm của mọi tư liệu trên đây không nhất thiết phản ánh quan điểm của tui mà nhiều người còn có quan điểm hay hơn nhiều là khác
Chú thích
[1] Về mặt nhà nước mà nói thì đến năm 1917 vua Khải Định mới ký sắc lệnh lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ (CT: Đông Tỉnh)
[2] Tháng Tí - tức tháng 11 âm lịch – trong dân gian còn gọi là tháng Một và để phân biệt với số đếm 1 là số đầu tiên nên gọi tháng đầu trong năm sau Tết là tháng Giêng. Tháng Một không phải là tiếng gọi tắt của tháng 11 mà là tháng đầu tiên theo thứ tự 12 con giáp. Cũng như tháng Sửu là tháng thứ 2 được gọi là tháng Chạp để phân biệt với tháng Hai theo số đếm.
theo Thiên Sứ( ghi chép thêm thanhnhacvt) TIẾC QUÁ KHÔNG POST ĐƯỢC ẢNH LÊN BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI
Về Đầu Trang Go down
http://www.datto.forum-viet.com
KhomGia
Leader Group
Leader Group
KhomGia


Tổng số bài gửi : 68
Join date : 30/03/2011
Age : 37
Đến từ : Việt Trì - Phú Thọ

BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI    BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  EmptyFri Apr 08, 2011 7:53 am

Vote! Rất hay. Nên đọc Smile để hiểu về ngày Giỗ Tổ Smile
Thanks chủ Top có bài rất ý nghĩa Smile
Về Đầu Trang Go down
mylove2010
Leader Group
Leader Group
mylove2010


Tổng số bài gửi : 53
Join date : 31/03/2011
Age : 40
Đến từ : Tiên Cát - Việt Trì -Phú Thọ

BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI    BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  EmptySun Apr 17, 2011 12:14 am


1. Hình thế thiên nhiên
Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Linh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích xã Hy Cương huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ.
Người xưa nói:
Núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau.
Từ núi Hùng nhìn ra:
- Phía trước, ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò từ ao nước lớn lên.
- Phía sau, mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là hình một con phượng cắp thư.
- Phía bên phải, quả đồi Khang Phụ (Chu Hóa) là hình một con hổ phục.
- Phía bên trái, quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn nỏ.
- Làng Cổ Tích bên chân núi nằm trên lưng một con ngựa ghi cương.
- Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ.
Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa màu viền làm ranh giới của cố đô xưa. Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm.
Tương quyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.
2. Thờ Tự
Khu di tích Đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng, phân bố như sau:
* Đền thượng và lăng trên đỉnh núi:
Nơi đây các vua Hùng lập miếu thờ Trời "Kính thiên lĩnh điện", thờ 3 ngọn núi thiêng là Đột Ngột Cao Sơn (núi Hùng), Aáp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), thờ Thần lúa (có mảnh vỏ trấu bằng chiếc thuyền thúng mới mất trong kháng chiến chống Pháp), thờ Thánh Gióng là tướng Nhà Trời giúp đuổi giặc Ân.
Giữa thế kỷ 3 trước công nguyên, Thục Phán được Vua Hùng 18 nhường ngôi, mới lập hai cột đá thề trên đỉnh núi và làm đền thờ 18 vua Hùng. Lại mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi giao cho việc thờ cúng.
Sau đời An Dương Vương, nhân dân địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các tín ngưỡng trên qua suốt thời Bắc thuộc; đến thời phong kiến tự chủ các Vua Hùng được tôn lên là Tổ tiên của dân tộc và việc thờ tự dần dần mang tính chất của cả nước.
Hiện nay còn thờ danh hiệu 18 đời Vua Hùng và 3 vị thần núi: "Hùng đồ thập bát thế Thánh Vương thánh vị", "Đột ngột Cao Sơn", "Aáp Sơn", "Viễn Sơn".
Lăng chính là mộ vua Hùng thứ 6. Tương truyền sau khi đuổi giặc Ân, ngài cởi áo vắt trên cành kim giao rồi hóa, táng tại đó.
* Đền Trung:
Nơi này trên 2.300 năm trước dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng.
Sau thời Hùng Vương nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng "Hùng Vương tổ miếu".
* Đền Hạ và chùa:
Theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng núi này là nơi tổ mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các vua Hùng. Bên phải là chùa Sơn cảnh thừa long tự (còn gọi Thiên quan thiền tự). Phía trước chùa là gác chuông. Phía trước đền là nhà bia công đức.
* Đền giếng:
Ơở đây có giếng Ngọc của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con vua Hùng 18. Tương truyền giếng này hai nàng dùng rửa mặt chải tóc chít khăn. Đền thờ hai công chúa làm chùm lên giếng.
Ngọc phả đền Hùng viết sớm nhất là triều Tiền Lê (vào năm Thiên Phúc nguyên niên, tức 890 tây lịch). Viết lại và sao trì triều nào cũng làm, nhưng phong sắc thì không triều nào dám phong, vì là Tổ tiên.
Bản ngọc phả soạn thời Trần (thế kỷ 13), năm Hồng Đức thứ nhất hậu Lê (1470) san nhuận lại viết "... Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (đền Hùng - VKB). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Ơở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gầy dựng nước nhà của các đấng thánh tổ ngày xưa..."
3. Kiến Thiết
Về kiến trúc đền chùa, qua khảo sát thực địa thì thấy: Đền miếu các thời đại xa xăm đã bị hư hoại hết. Chỉ còn những di vật nói lên tình hình kiến thiết cũ mà thôi. Tìm thấy 13 hiện vật thời Hùng Vương (rìu, giáo đồng), mẫu tháp đất nung, mảnh bát đĩa gốm sứ có niên đại Lý Trần trở về trước, 3 cột đá cổ, lỗ xà bị bào mòn lớn chứng tỏ rất lâu đời (một chiếc dựng trên bệ trước cửa đền Thượng).
Kiến trúc hiện còn lại là của thời Hậu Lê và Nguyễn. Bản ngọc phả sao năm Hoằng Định thứ nhất (1600) nói trên núi Hùng có đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Phục Phán, đền Trung, đền Hạ và chùa.
Đền Giếng chưa thấy nói đến. Có lẽ sau đó đền Giống mới làm. Qua nhiều lần trùng tu kiến trúc Hậu Lê chỉ còn đền Trung, đền Hạ và gác Chuông. Trong dịp đại trùng tu 6 năm liền 1917 - 1922, nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ cung tiến được 6000 đồng (tiền Đông Dương) xây lại đền Thượng, Lăng và đền Giếng. Nhà tư sản Nghĩa Lợi cung tiến 1000 đồng xây 539 bậc xi măng (cổng lên đền Thượng 496 bậc, đền Hạ xuống đền Giếng 44 bậc).
Nhà tư sản Đồng Thuận cung tiến tiền xây cổng chính (biển đề: Cao Sơn cảnh hành = núi cao đường rộng).
Năm 1962 tổ chức xổ số được 24.000 đồng xây khu nhà Công Quán trưng bày hiện vật và tiếp khách. Năm 1973 UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định khoanh 1.562 ha làm khu bảo vệ Đền Hùng, trong đó khu trung tâm bất khả xâm phạm gồm: Núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc lớn, núi Trọc con, núi Vặn, núi Yên Ngựa, núi Nỏn, đồi Cò Kè, đồi Cao Phầy, đồi Phân Đậu và đồi Công Quán. Năm 1976 đắp đập hồ Đa Vao. Năm 1980 xây nhà khách và mở tuyến đường nhựa. Năm 1983 khởi khảo kế hoạch xây dựng nhà Bảo tàng trên đồi Công Quán. Năm 1995 hoàn thành. Nguồn kinh phí dựa vào Nhà nước cấp và nhân dân cung tiến, tổng cộng trên 3000 triệu đồng. Bên khu đền làm thâm sân Lăng và tuyến đường phụ từ Lăng xuống đền Giếng.
Như vậy là bên cạnh khu di tích lịch sử trên núi Nghĩa Lĩnh, còn có khu phục vụ ở đồi Công Quán. Khu phục vụ gồm có nhà bảo tàng, nhà khách và sân giữ xe, được trang điểm bởi các hoa cây cảnh.
Vài nét về bảo tàng
Nhà bảo tàng tuy trưng bày làm nhiều phòng, nhưng chung quy có thể hiểu tổng quát là, tại đây trưng bày 5 loại hiện vật.
1. Hiện vật tìm thấy tại Đền Hùng, gồm 13 hiện vật có từ thời Hùng Vương và nhiều hiện vật có sau thời Hùng Vương. Những hiện vật đó cho biết từ thời Vua Hùng con người đã lên núi này khá đông đúc và bỏ sót lại đồ dùng. Những mẫu đá, gốm xây dựng và đồ thờ có niên đại từ sau công nguyên đến các thời Lý, Trần, Hậu Lê cho thấy khu vực này được thờ tự liên tục ngày từ khi triều đại Hùng Vương kết thúc đến bây giờ.
2. Hiện vật lấy ở các di chỉ khảo cổ thuộc thời Vua Hùng hoặc có liên quan tới thời Vua Hùng, ở nhiều nơi tập hợp về. Những hiện vật này giống như hiện vật ở mọi bảo tàng.
3. Những cuối sách sử, những mẫu trích từ các sách cổ của người Trung Quốc và nước ta nói về thời Hùng Vương. Những hiện vật này cũng giống như ở mọi bảo tàng, nghĩa là muốn nói rằng thời Hùng Vương là có thật.
4. Hiện vật phản ánh các hình thức tín ngưỡng Vua Hùng của nhân dân, ở trong cũng như ở ngoài khu vực đền Hùng. Đó là các bản ngọc phả, đồ thờ tự, tranh vẽ và ảnh chụp các đình đền , các lễ hội.
5. Hiện vật lưu niệm đồng bào về thăm mộ Tổ. Đó là những quà tặng, những ảnh chụp các nhà lãnh đạo, các đoàn đại biểu và nhân dân tới thăm Đền Hùng.
4. Lễ hội cổ truyền
Thời phong kiến định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (còn gọi là hội chính) vào những năm chẵn (ví dụ 1900 - 1905), còn hàng năm thì giao cho dân Trưởng tạo lệ (con trưởng) sửa lễ cúng Tổ vào ngày 12-3 âm lịch (ngày giỗ Kinh Dương Vương). Đầu thế kỷ 20 này nhà Nguyễn ấn định lấy ngày 10-3 làm chuẩn (xem phụ lục)
Dân trưởng tạo lệ là dân Hy Cương, họ được miễn sưu thuế phu phen để trông nom đền miếu và làm giỗ Tổ.
Nhà vua phong cho vị trưởng lão của dân Trưởng tạo lệ chức quan gọi là "lệnh đồng trà". Ông này cứ đến ngày giỗ Tổ, tới kinh đô nhận 3 gạo nếp thơm của vua đưa cho, về thổi xôi cúng trên Đền.
Năm hội chính người ta treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào từ rất sớm. Ngoài việc quan triều đình và quan hàng tỉnh đứng tế, các làng xã có đình thờ Vua Hùng, vợ con vua hoặc tướng lĩnh thời Hùng Vương còn rước kiệu đến chầu. Trên địa bàn Vĩnh Phú có hơn 600 nơi thờ nhưng chỉ hơn 40 làng quanh đền là có điều kiện rước chầu.
- Rước kiệu là một hoạt động tín ngưỡng hết sức nghiêm trang và vui vẻ. Hầu kiệu có những người che lọng, vác cờ, bát bửu, tấu nhạc bát âm, đánh chiêng trống, phường chèo đóng đường (vừa đi vừa diễn). Làng ở xa phải rước hai ba ngày mới tới đền.
- Trò chơi: Thường có các mục đu tiên, ném còn, kéo co, chọi gà, đánh vật, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, bịt mắt bắt dê...
- Văn nghệ: ban ngày có hát sẩm, hát ví, hát trống quân, cò lả, sa mạc... Sẩm là nghệ sĩ dân gian hát lấy tiền thưởng, còn các điệu hát khác do thanh niên nam nữ các làng tự biên tự diễn hát đối đáp nhau cho vui. Đêm đến có hát xoan cửa đền do phường An Thái, Kim Đơn phục vụ, hát chèo, tuồng ở ngoài các bãi rộng chân núi.
- Một số sinh hoạt ngày nay cấm đoán nhưng xưa rất thịnh hành là đồng bóng, bói toán, cờ bạc.
Năm 1946 giỗ Tổ đầu tiên dưới chính quyền cách mạng, cụ Huỳnh Thúc Kháng Phó Chủ tịch nước lên làm lễ dâng hương (mặc áo the, đội khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền). Dịp này cụ Huỳnh còn dâng lên bàn thờ Tổ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm, là hai vật báu nói lên ý chí bảo vệ đất nước của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa. Trong kháng chiến chống Pháp việc đèn hương tuần tiết do nhân dân quanh đền làm với tư cách cá nhân.
Sau năm 1952, Nhà nước bắt đầu chịu trách nhiệm tổ chức giỗ Tổ hàng năm, thường là tỉnh đứng làm. Thành phần Ban tổ chức có UBND, Văn hóa, Thể thao, Y tế, Công an, Thương nghiệp v.v... Nghi thức chính là biểu lễ dâng hương hoa của đoàn đại biểu Quân Dân Chính tỉnh, huyện và xã sở tại.
Hội đền Hùng có chiều hướng ngày càng đông và kéo dài. Vào những năm 60 ước độ 10 vạn người về dự hội; những năm 70 ước độ 20 vạn; những năm 80 ước độ 30 vạn; những năm tới có thể lên đến 40-50 vạn. Những ngày đấy đứng trên đỉnh núi nhìn xuống xung quanh sẽ thấy từ mọi con đường tới đền Hùng, người ta đổ về dự hội như những dòng sông đổ về biển cả. Đứng từ xa nhìn lên núi sẽ thấy muôn vàn chấm động đủ màu sắc hòa lẫn cây xanh như một rừng hoa tươi thắm trước gió xuân.
Mọi người già, trẻ, gái, trai náo nức lúc đi, hân hoan lúc đến, lưu luyến lúc ra về, cảnh trí tình người thân thương tha thiết vô cùng. Thật là một dịp hội để đồng bào cả nước: miền ngược, miền xuôi, miền Nam, miền Bắc gặp nhau sum họp trên đất Tổ quê hương, bộc lộ những tình cảm thiêng liêng tự đáy lòng.
5. Truyền thuyết tiêu biểu
* Bọc trăm trứng:
Vua đầu nước ta là Kinh Dương Vương cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông (vị thần coi về nông nghiệp của Trời) Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ ở động Lăng Xương kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: "Ta giống Rồng, nàng giống Tiên không thể ở lâu với nhau được" bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang đóng đô ở thành Văn Lang (Việt Trì - VKB), truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương
* Phù Đổng Thiên Vương: (Tháng Gióng)
Về thời Hùng Vương thứ 16, nước Văn Lang bị giặc Ân xâm lược. Vua cho sứ giả đi rao người tài ra giúp nước. Ơở làng Phù Đổng bộ Vũ Ninh có một cậu bé 3 tuổi nghe tiếng sứ giả bèn vươn người thành cao lớn, xin vua rèn ngựa sắt, nón sắt, roi để đánh giặc. Đuổi xong giặc Ân chàng cưỡi ngựa bay lên trời. Vua Hùng phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.
* Bánh dày bánh chưng:
Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu mẹ mới mất không đi xa được, chàng nghĩ cách dùng gạo nếp thơm chế ra bánh dày, bánh chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn truyền ngôi cho làm Hùng Vương thứ 7.
* Dưa hấu:
An Tiêm là con nuôi Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An Tiêm chỉ được mang theo một số lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo ăn thứ quả da xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon ngọt khỏe người, bèn trỉa đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền buôn vào bán. Vua biết tin liền cho đón về.
* Chử Đồng Tử:
Công chúa Tiên Dung con Vua Hùng 18 thích du chơi phóng khoáng. Nàng cưỡi thuyền xuôi sông Cái, đến bãi Tự Nhiên sai căng màn tắm. Không ngờ dội lớp cát trôi lộ ta chàng đánh cá trần truồng vùi mình trong hố, tên là Chử Đồng Tử. Tiên Dung cho rằng duyên trời xe, bèn lấy chàng làm chống. Vua cha biết tin giận sai quân đến bắt, thì toàn bộ khu vực của Chử Đồng Tử tách khỏi đất bay lên trời.
* Sơn Tinh - Thủy Tinh:
Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến cầu hôn công chúa Ngọc Hoa con Vua Hùng 18. Nhà vua hẹn ai đem lễ vật đến trước sẽ được lấy công chúa, Sơn Tinh nhờ có sách ước và các thần thổ địa giúp sức nên sớm có lễ vật đem đến trình vua, vua bèn gả Ngọc Hoa cho Sơn Tinh đem về núi Tản Viên. Thủy Tinh đến sau thất bại liền hô phong hoán vũ đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh huy động các loại dã thú đánh lui các loài thủy tộc và làm cho núi luôn luôn cao hơn nước. Thủy Tinh thua nhưng vẫn chưa nguôi tức giận, mỗi năm dâng nước đánh Sơn Tinh một lần, gây ra lũ lụt.
* Cột đá thề:
Vua Hùng 18 không có con trai, nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên). Thục Phán là cháu Vua Hùng làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục. Tản Viên khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Phán cảm kích dựng hai cột đá thề trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề rằng sẽ kế tục giữ nước và thờ tự các Vua Hùng. Phán sai thợ đẽo đá dựng miếu trên núi và cho mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi lập ra làng Trung Nghĩa giao cho trông nom đền miếu, cấp cho đất ngụ lộc từ Việt Trì trở ngược đến hết địa giới nước nhà. Lại sai dựng miếu ở động Lăng Xương thờ bà mẹ Tản Viên, cấp đất ngụ lộc cho Tản Viên từ cửa sông Đà trở lên phía Tây Bắc. Sau đó Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa đặt tên nước là Âu Lạc.
6. Phả hệ họ Hùng: (1)
TT Hiệu vua Húy Tuổi thọ Số năm làm vua
1 Kinh Dương Vương Lộc Tục 260 215
2 Lạc Long Quân Sùng Lâm 506 400
3 Hùng Quốc Vương Lân Lang 260 221
4 Hùng Diệp Vương Bảo Lang 646 300
5 Hùng Hy Vương Viên Lang 599 200
6 Hùng Huy Vương Pháp Hải Lang 500 87
7 Hùng Chiêu Vương Lang Liêu Lang 692 200
8 Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang 642 100
9 Hùng Định Vương Quân Lang 602 80
10 Hùng Uúy Vương Hùng Hải Lang 512 90
11 Hùng Chinh Vương Hưng Đức Lang 514 107
12 Hùng Vũ Vương Đức Hiền Lang 456 96
13 Hùng Việt Vương Tuấn Lang 502 105
14 Hùng Aánh Vương Chân Nhân Lang 386 99
15 Hùng Triều Vương Cảnh Chiêu Lang 286 94
16 Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang 273 92
17 Hùng Nghị Vương Bảo Quang Lang 217 160
18 Hùng Duệ Vương Huệ Lang 221 150
(2) Cộng: 2.796 năm

Đời vua thứ Hịêu vua Số con trai Số con gái Số chi Số cháu chắt
1 Kinh Dương vương 24 20 36 596
2 Lạc Long Quân 186 29 141 3599
3 Hùng Quốc Vương 33 10 51 900
4 Hùng Diệp Vương 49 20 59 1591
5 Hùng Hy Vương 52 9 61 1600
6 Hùng Huy Vương 33 19 52 599
7 Hùng Chiêu Vương 23 36 59 750
8 Hùng Vi Vương 31 16 47 579
9 Hùng Định Vương 29 30 50 559
10 Hùng Uúy Vương 29 30 50 434
11 Hùng Chinh Vương 46 18 64 409
12 Vùng Vũ Vương 50 6 56 305
13 Hùng Việt Vương 27 30 541
14 Hùng Aánh Vương 18 22 40 309
15 Hùng Triều Vương 40 16 56 399
16 Hùng Tạo Vương 30 7 37 319
17 Hùng Nghị Vương 22 15 37 291
18 Hùng Duệ Vương 20+ 6+ 26 194
(1) Trong điều kiện hiện nay chúng ta chưa thể hiểu hết được nội dung ban phả hệ. Về thời gian tồn tại nước Văn Lang 2796 năm và tuổi thọ của các vua cùng các chi phái còn là điều bí ẩn. Chúng tôi công bố đúng theo ngọc phả để đồng bào cùng nghiên cứu.
Quan niệm chính thức của chúng tôi: 18 đời Vua Hùng và nước Văn Lang tồn tại khoảng 400 năm ứng với văn hóa khảo cổ Gò Mun - Đông Sơn, còn trước nữa là thời bộ lạc.
(2) Trong ngọc phả còn chép Hùng Kinh Vương là con Hùng Duệ Vương. Ông làm vua được 6 năm thì mất. Có lẽ ngắn ngủi quá nên lịch sử không kể đến.
- Các hoàng tử và công chúa đều mất sớm. Chỉ còn Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử và Ngọc Hoa lấy Tản Viên.
Danh sách 100 người con trai từ bọc trăm trứng
Lân Lang làm vua
49 người con theo cha Lạc Long Quân là:
Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang.
50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:
Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang.
7. Di tích khảo cổ và sử cũ.
Di tích khảo cổ:
Trên địa bàn Vĩnh Phú (tức bộ Văn Lang cũ) phát hiện được trên 70 di chỉ khảo cổ thời Hùng Vương (tính tới 1992). Nếu lấy đền Hùng làm trung tâm quay một vòng bán kính 20 km thì có gần 50 di tích nằm trong vòng đó, phần lớn tập trung ở vùng Lâm Thao cũ và Việt Trì.
Gần 50 di tích đó là: Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồi Dung, Gò Ông Kế, Gò Miếu, Ngỏ Đỗ, Nội Gan, Bản Nguyên, Đồng Đường, Chùa Cao, Thành Dền, Đồng Đậu Con, Gò Chiền, Mã Nguội, Liên Minh, Xóm Kiếu, Gò Con Lợn, Gò Mồng, Gò Tro trên, Gò Tro dưới, Đồng Sấu, Gò Tôm, Gò Thế, Gò Gai, Gò Con Cá, Gò Thờ, Gò Ghệ, Đồi Hoàng Long, Mả Nứa, Lê Lợi, Đồi Giàm, Làng Cả, Mã Lao, Núi Voi, Gò Vừng, Gò Dền, Đôn Nhân, Bình Sơn, Đồng Quế, Gò Re, Gò Diễn, Gò Bún, Gò Sanh, Gò Ông Tiễn, Gò Ma Lầy, Thọ Sơn.
Hơn 20 di chỉ phân bố tương đối tản mạn ngoài bán kính nói trên là: Gò Chùa, Gò Trại, Gò Või, Vạn Thắng, Nhà Quỳnh, (huyện Sông Thao); Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Đồng Đậu, Đinh Xa, Ma Cả (Vĩnh Lạc); Cự Triền, Tháp Miếu, Núi Ca, (Mê Linh); Hồng Đà, Dậu Dương, Gò Bông, La Phù, Văn Minh, Đoan Thượng, Đào Xá, Gò Cháy, Gò Chè, núi Ngấn (Tam Thanh); Gò Nghành, Suối Trại (Tam Đảo).
Các di tích trên chia làm 4 loại:
• Loại Phùng Nguyên trên dưới 400 năm cách đây
• Loại Đồng Đậu trên dưới 3.500 năm
• Loại Gò Mun trên dưới 3000 năm
• Loại Đông Sơn khoảng 2.800 năm đến đầu công nguyên.
Di chỉ nói trên là những địa điểm người Việt cổ cư trú còn để lại trong lòng đất các hiện vật gồm: đồ đá như rìu, đục, cuốc, vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi, đọi xe sợi, mũi tên...
Đồ gốm như nồi niêu, bát dĩa, cốc chén, vại lọ, tượng súc vật. Vết tích thức ăn như lúa gạo, hạt qua, xương cá, vỏ ốc trai hến, xương thú rừng và gia súc v.v...
Đặc biệt là theo truyền thuyết cung điện nhà vua ở thôn Việt Trì thì khảo cổ học đã tìm thấy ở di chỉ Làng Cả (khu Mì chính) những hiện vật nói lên sự có mặt của vua quan như mũi tên đồng, rìu chiến trang trí đẹp, giáo đồng, khóa thắt lưng bằng đồng tạc 8 con rùa, thạp, trống, tượng cóc bằng đồng thau.
Sử cũ nói về Vua Hùng:
Sách Trung Quốc: "Ơở thời xưa, Giao Chỉ chưa có quận huyện (tức là chưa có sự đô hộ của phương Bắc - VKB) thì đất đai có ruộng Lạc, ruộng ấy theo nước triều lên xuống mà làm. Dân khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là dân Lạc. Đặt Lạc Vương, Lạc hầu để làm chủ các quận huyện. Các quận huyện phần nhiều là những Lạc tướng, Lạc tướng thì có ấn đồng giải xanh" (Giao Châu ngoại vực ký - thế kỷ 3-4).
(Đất Giao Chỉ phì nhiêu, nhiều dân cư đến đó, họ là những người đầu tiên khai khẩn, đất đen và bốc hơi mạnh lắm. Bấy giờ những cánh đồng đó gọi là Hùng điền và dân gọi là Hùng dân, có một ông chúa gọi là Hùng Vương. Hùng Vương có các chức viên giúp việc gọi là Hùng hầu. Lãnh thổ đất Hùng thì chia cho các Hùng tướng) (Nam Việt chí thế kỷ 5).
Sách nước ta: "Đến thời Trang vương nhà Chu (696-682) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục các hộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương" (Đại Việt sử lược - thế kỷ 14).
"Con trai vua gọi là quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, Quan Hữu ti gọi là Bồ chính, đầy tớ trai và đầy tớ gái gọi là ngưỡng là xảo.
Thời bấy giờ dân ở chân núi làm nghề đánh cá, thường bị giao long làm hại, họ tâu tới vua, vua nói rằng: Loài ở núi và giống ở nước, giống kia ưa đồng loại mà ghét dị loại nên làm hại. Vua liền sai lấy mực xăm vào mình thành hình thủy quái. Từ đấy không có tai nạn giao long làm hại nữa. Hồi quốc sơ đồ dùng còn chưa đủ, dân còn phải lấy vỏ cây làm áo, lấy chim muông tôm cá làm mắm, lấy củ gừng làm muối, đao canh hoa chủng, đất nhiều gạo nếp lấy ống tre mà thổi, gác gỗ làm nhà để tránh hổ lang làm hại "(Lĩnh Nam trích quái, thế kỷ 15).
8. Nước Văn Lang:
Thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên (tính tới nay gọi là 4000 năm văn hiến). Chia làm hai thời kỳ.
* Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu - Phùng Nguyên.
* Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun - Đông Sơn.
Nước Văn Lang do 15 bộ lạc hợp thành là: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Cửu Đức, Chu Diên, Tân Xương, Bình Văn, Kê Từ, Bắc Đái (theo VSL).
Cương vực này tương đương Bắc Bộ và Trung bộ ngày nay dân số nước Văn Lang khoảng 1 triệu người.
Mô hình xã hội
- Đứng đầu đất nước là vua Hùng thế lập cha truyền con nối.
- Giúp việc bên cạnh vua có các quan Lạc hầu (gọi là Hồn)
- Lạc tướng là chức quan cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ).
- Dưới Lạc tướng là chức Bồ chính đứng đầu các làng, bản.
- Dân gọi là Lạc dân - Lạc dân làm kinh tế gia đình nộp tỷ lệ nhỏ sản phẩm cho Nhà nước. Nghề chính là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu bò, lợn gà, đánh cá, săn bắn. Ngoài ra còn có các nghề thủ công như làm gốm, chế tác đồ đá, đan lát tre nứa, đan lưới, dệt vải, nấu đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền, sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ v.v... Đã xuất hiện một bộ phận làm nghề buôn bán đổi chác.
- Có một tỷ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng thần bộc nữ lệ) phục vụ gia đình quí tộc. Ơở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân. Quan hệ giữa Vua Hùng và Lạc dân rất gần gũi "cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn, cùng xem hội" sử cũ gọi là "đời hồn nhiên" (Lĩnh Nam chích quái thế kỷ 15).
Đời sống vật chất
- Ăn: Lương thực chủ yếu là gạo tẻ nấu cơm, bữa ăn có thịt, cá, cua, lươn, ốc, ếch, rau, dưa, cà, kiệu. Gia vị dùng hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt và nhiều loại rau thơm. Đã biết làm nhiều loại bánh kẹo, quốc tục là bánh dày, bánh chưng. Rượu dùng cúng lễ, cưới xin, tiệc ngọc, đãi khách.
- Ơở: Kiểu nhà sàn là chủ yếu. Cung điện lầu của các vua cũng làm theo lối gác sàn.
- Mặc: vải còn hiếm. Ngày thường nữ mặc váy ngắn và yếm che ngực, nam đóng khố cởi trần. Ngày hội nữ mặc áo và váy dài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chim, tay đeo vòng, cổ đeo hạt chuỗi, tai đeo hoa.
Đời sống tinh thần:
Tín ngưỡng trời đất, núi sông, thần lúa, tổ tiên, linh hồn người qua đời và các vật thiêng khác.
Cư dân thích trang trí nhà cửa đồ dùng, thích đồ trang sức, rất yêu văn nghệ ca hát nhảy múa. Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống, chiêng, cồng, mõ, đàn bầu. Ca dao tục ngữ và truyện kể đã phát triển.
Về quốc phòng
Lực lượng quân sự có quân thường trực và quân hương dũng (dân binh) vũ khí có gậy, tay thước, giáo, lao, nỏ, rìu chiến, dao găm. Hành quân đi bộ hoặc đi thuyền, các vị tướng cưỡi ngựa hoặc voi. Trường huấn luyện quân sĩ đặt ở Cẩm Đội.
Về ngoại giao:
Phương lược ngoại giao của các vua Hùng là mềm dẻo thân thiện và bảo vệ chủ quyền. Đời Chu Thành Vương, vua sai đem biếu con chim trĩ trắng, vua Chu biếu lại cổ xe chỉ Nam - Song đã cự tuyệt gay gắt và chuẩn bị đối phó khi Việt Vương Câu Tiển muốn ép làm chư hầu.
Kinh đô Văn Lang:
Triều Hùng Vương đóng đô ở thành Văn Lang (nay là Việt Trì, Phong Châu). Tập truyền rằng.
- Cung điện nhà vua dựng ở Gò Làng Cả thôn Việt Trì (khu Mì chính).
- Tháp Lọng là nơi các Lạc hầu ở.
- Cẩm Đội (Thụy Vân) đặt trường huấn luyện quân sĩ.
- Nông Trang là nơi đặt kho thóc của nhà vua.
- Chợ Lú là chợ mua bán lúa gạo.
- Đồng Lú Minh Nông là xứ đồng vua dạy dân cấy lúa nước.
- Gò Tiên Cát là nơi dựng lầu kén chồng cho các công chúa.
- Xứ đồng Hương Trầm hoàng tử Lang Liêu trồng lúa nếp thơm, làm bánh dày, bánh chưng.
- Lầu Thượng, Lầu Hạ là khu lầu các vợ con vua ở.
- Thậm Thình là tiếng tượng thanh nhắc lại làng đó có lần giã gạo mấy ngày đêm, dâng vua.
9. Biển hoành câu đối ở đền hùng.
Lăng:
Hùng Vương Lăng - Dịch Lăng Vua Hùng
Biểu Chính - Dịch: Lăng Chính
1. Duật duật hoàng hoàng phối thiên kỳ trạch đế nhi tổ.
Thông thông uất uất đắc địa chi linh sơn diệc hùng
Dịch: Đẹp đẹp tươi tươi sánh ơn lớn của trời, vua còn là tổ.
Xanh xanh, tốt tốt được khí thiêng của đất, núi cũng rất hùng
2. Duy Tổ quốc tinh thần, nhất thập bát truyền căn bản địa.
Khảo dư đồ danh thắng, kỷ thiên cổ tải đế vương lăng.
Dịch: Vì tinh thần Tổ quốc, qua mười tám đời truyền đất này là căn bản.
Khảo danh thắng nước nhà, sau mấy nghìn năm lẽ nơi đây còn lăng vua.
3. Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về Đất Tổ.
Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ Mồ ông.
Đền Thượng
Triệu cơ vương tích - Dịch: Vết tích vua trên nền đầu tiên
Quyết sơ sinh dân - Dịch: Dân buổi ban đầu
Tử tôn bảo chi - Dịch: Con cháu phải giữ gìn lấy
Nam Việt triệu tổ - Dịch: Tổ muôn đời của nước Việt Nam.
1. Thần thánh khải viêm bang chí kim, địa bất cải tịch dân bất cải tụ
Huân lao phụng thánh miếu thị vị, mộc chi hữu bản thủy hữu nguyên.
Dịch: Thần thánh mở cơ đồ, đến nay đất vẫn thế dân vẫn thế.
Công huân thờ đền miếu, đó là cây có gốc nước có nguồn
2. Hồng lạc cố cơ tồn điệp chướng tầng loan quần thủy hợp.
Đế Vương linh khí tại, hào phong nộ vũ nhất sơn cao.
Dịch: Cung cũ Hồng Lạc còn đây, trùng điệp núi đồi nhiều dòng sông hợp lại
Khí thiêng Đế vương vẫn đó, thét gào mưa gió một ngọn núi đứng cao.
3. Thử địa thử sơn Nam quốc kỷ
Ngô vương ngô tô Bắc thần tôn.
Dịch: Đất này núi này bờ cõi nước Nam
Vua ta, tổ ta, phương Bắc nể vì
4. Thông thông uất uất, trung hữu lăng yên tẩm yên, long phục tiên mẫu chi linh tính, hữu ngã hậu nhân võng khuyết.
Cổ cổ kim kim, thử sơn dã thủy, dã thánh tổ thần tông chi sáng tạo, y hi tiền vương bất vong.
Dịch: Trong cây cỏ tốt xanh vẫn có miếu có lăng, hồn thiêng cha mẹ rồng tiên phù hộ đời sau không thiết sót.
Suốt thời gian dài dặc thấy kìa sông kìa núi, công đức tổ tiên thần thánh, nhớ ơn vua nước chằng hề quên.
5. Con cháu còn, tôn tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi.
- Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu.
6. Con cháu ba kỳ thăm mộ Tổ.
Non sông muôn thuở rạng nòi Tiên
Đền Trung
Triệu Tổ Nam bang - Dịch: Tổ muôn đời của nước Nam
Hùng Vương tổ miếu - Dịch: Miều thờ tổ Hùng Vương
Hùng Vương linh tích - Dịch: Vết tích linh thiêng của Vua Hùng
Vấn lai dĩ sự tu vi sử
Tế nhận như đồ dục mệnh thi
Dịch: Hỏi lại việc xưa nên chép sử
Ngắm xem phong cảnh muốn đề thơ.
(câu đối của chúa Trịnh Tùng)
Đền Giếng
Sơn thủy kim ngọc - Dịch: Núi sông quý báu như vàng ngọc.
Âẩm hà tư nguyên - Dịch: Uống nước nhớ nguồn
1. Hoàng gia diễn xuất long tiến phái
Đế quốc đoan môn tỉ muội hoa
Dịch: Dòng dõi Rồng tiên nơi quý phái
Nhành hoa em chị cửa nhà vua
2. Hùng triều lăng tẩm hoàng đô tại
Nam quốc thần tiên đế nữ tôn
Dịch: Triều Hùng lăng tẩm kinh đô tại đây
Nước Việt có các vị tiên nữ được tôn kính.
3. Hoàng gia tỷ muội, nữ sử độc khai thiên giai
Triệu Âẩn, Trưng Vương, thần tiên họp truyện.
- Đế tử lâu dài Hùng phong cao đối chữ, dữ Tản Viên Dạ Trạch hương hỏa vĩnh niên.
Dịch: Chị em chỗ Hoàng gia mở ra nữ sử đầu tiên cùng bà Triệu bà Trưng thần thiên một truyện
- Lâu dài nơi đế tử nhìn núi Hùng cao ngất với Tản Viên Dạ Trạch, hương lửa nghìn thu
4. Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo.
- Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.
Dịch: Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ.
- Năm mươi con lên núi xuống biển, một nàmg thần nữ nối ngôi cha.
Cổng đền
Cao sơn cảnh hành - Dịch: Núi cao đường lớn
Thác thủy khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch
Đăng cao vọng viễn quần phong la liệt tự nhi tôn
Dịch: Mở lối đắp nền bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng nghìn trùng đồi núi tựa đàn con
10. Lễ hội đền Hùng thời phong kiến
Lễ hội là một hình thức tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian của một cộng đồng người có cuộc sống định cư bền vững.
Khác hẳn với lễ hội của làng xã chỉ tiến hành với dân cư trong làng xã, lễ hội Đền Hùng được tiến hành với sự tham gia của nhân dân cả nước. Nhưng về chủ thể việc cúng giỗ vua Hùng do 3 cấp tiến hành: của Nhà nước phong kiến, của các làng xã sở tại và của từng người. Nhà nước phong kiến tiến hành lễ tế (quốc tế) vào ngày 12-3 âm lịch là ngày giỗ Vua Hùng thứ nhất (Kinh Dương Vương). Lệ này cứ 5 năm một lần vào năm chẵn (ví dụ 1900 - 1905) gọi là hội chính. Năm ấy, ngay từ tháng giêng, người ta đã treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào xa gần biết. Phẩm vật tế lễ do dân Trung Nghĩa (Hy Cương - Chu Hóa) phải lo, gọi là dân Trưởng tạo lệ. Vì là dân sở tại nên triều đình giao cho nhiệm vụ trông nom đền miếu và phục vụ ngày giỗ Tổ. Bù lại, Nhà nước miễn cho khoản sưu thuế phu phen. Ngoài ra còn được cấp thêm chi phí lấy từ thuế điền thổ của hạt Sơn Hưng Tuyên. Sau khi đã tiến hành quốc tế thì đến lượt các làng xã xung quanh Đền Hùng tế lễ. Đó là những nơi thờ vua Hùng và vợ con của các vua. Chính các cuộc hành lễ của lành xã mới tạo nên sự xúc động tâm linh mạnh mẽ hướng về cội nguồn. Có khoảng 40 làng rước kiệu từ đình làng mình tới chầu, tất cả đều được đặt ở chân núi để chấm giải. Kiệu nào nhất thì lần sau được rước lên đền Thượng. Kiệu rước lên kỳ này đã chiếm giải nhất kỳ trước. Được thay mặt cả đoàn kiệu đứng tế Tổ rước lên đền Thượng rất vinh dự. Đây là một hoạt động tín ngưỡng rất tôn nghiêm và vui vẻ. Một đám rước như vậy tổ chức hết sức công phu, gồm 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Kiệu được sơn son thiếp vàng đục chạm rất tinh vi. Thân kiệu là 2 con rồng dài gần 4m do 16 người khiêng. Cỗ đi đầu bầy hương hoa, đèn nến, trầu cau, bình nước và nậm rượu. Cỗ thứ hai rước nhang án bài vị thánh, có lọng che. Cỗ thứ ba rước bánh dày, bánh chưng (hoặc xôi), thủ lợi luộc (hoặc cả con). Đi trước nhất là viên quan dịch loa cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bên đường và khách bộ hành biết có kiệu sắp tới để họ nghênh xem hoặc thu xếp dọn dẹp những gì trở ngại khiếm nhã. Thứ ba đến là phường chèo dóng đường. Tiếp theo là chiêng trống nện theo nhịp "Tùng boong" hoặc "tùng tùng boong boong". Dịch loa, phường chèo và chiêng trống có thể xem là một ê kíp tiền trạm. Ê kíp chính của đám rước gồm người vác lá cờ thần dẫn đầu 8 người vác cờ đuôi nheo, 8 người các bát bửu. Ông chủ tế mặc áo hoàng bào thụng kiểu nhà vua đi trước, các quan viên chức sắc chia nhau hộ giá trước và sau kiệu. Riêng kiệu nhang án có phường bát âm tấu nhạc hầu thánh đi hai bên. Trừ phường bát âm mặc thường phục cổ điển (quần trắng áo the khăn xếp) còn các quan viên rước kiệu đều ăn mặc phỏng theo lối quan văn võ trong triều.
Cũng nằm trong lễ thức tại đền Hùng còn có tiết mục hát Xoan. Hát Xoan xưa gọi là hát Xuân, vì kiêng tên bà Lê Thị Lan Xuân vợ vua Lý Thần Tông người Hương Nộn (Tam Thanh) nên gọi chệch là hát Xoan. Bà là người yêu thích hát Xoan, đã có công giúp phường hát xoan hoạt động. Điệu múa hát này vốn lưu hành ở ngã ba sông Hồng, Lô, Đà từ thời Hùng Vương, đến triều Lý được các bà hoàng hậu công chúa ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân cho sưu tầm tổ chức thành điệu hát lễ ở một số đình đền thờ Vua Hùng. Đêm hát Xoan kéo dài từ chập tối đến sáng, trình diễn một bài bản có 3 phần: năm đoạn lề lối; 14 đoạn quả cách và 8 đoạn nam nữ đối đáp. Đội Xoan có 6 năm 12 nữ trẻ đẹp hát bằng nhiều giọng hát khác nhau, có lúc dùng điệu bộ chân tay, có lúc múa nhảy, kèm theo trống phách đưa đệm.
Trên đây là miêu tả sơ bộ phần lễ, có thể xem là hạt nhân của hội. Hành động Hội là một tổng thể nhiều khía cạnh gây nên hưng phấn cho người có mặt bao gồm lễ thức, trò chơi, văn nghệ, mua bán hàng hóa, ăn uống và kể cả con người (con người góp vào đấy bộ mặt tươi tỉnh, áo quần diện đẹp và sự đông đúc, ồn ào). Dân địa phương bán hoa quả, quà bánh, cơm phở, nước sôi gần như phục vụ chính, chỉ tính một chút công làm lãi. Tối đến, ít người về nhà dù ở gần, tục lệ là ngủ lại. Bởi vậy họ đi chơi cho mệt rã rời rồi tiện đâu ngủ đấy. Giữa bầu không khí cởi mở ấy là hàng loạt trò chơi, văn nghệ biểu diễn ngày cũng như đêm, tự do thưởng thức không mất tiền. Ban khánh tiết chỉ cần treo lên ít giải thưởng làm vui là các làng xã tự đem đến gà chọi, bịt mắt bắt dê, kéo co, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, ném còn, đấu vật, cờ người. Cờ người dùng người thật làm quân, từ tướng sĩ, tượng, xe, pháo, mả đến tốt đều là các cô thanh nữ xinh đẹp. Lứa tuổi thanh niên túm tụm nhau trên các ngọn đồi trổ tài hát ví, hát trống quân, sa mạc, cò lả... các cụ già lại thích nghe nghệ sĩ dân gian hát xẫm, kéo nhị, hồ. Nghe xong thưởng ít tiền.
Ban đêm bao giờ cũng có hát chèo tuồng ở các bãi rộng. Phường chèo tuồng đón ở các rạp về hoặc tự họ xin đến. Cũng có cả các đoàn nghiệp dư của làng xã đến trổ tài ở Hội. Tất cả các đoàn đó được ban khánh tiết cho ăn cơm cá thịt và ít tiền lộ phí, biểu diễn cho toàn dân xem không bán vé. Nói chung đi tới Hội là không khí cởi mở thân thương tha thiết nghĩa tình.
Không có những trò chơi, những tiết mục văn nghệ lố lăng ầm ĩ trái với bầu không khí trang nghiêm, sâu lắng hướng thượng.
Lễ hội đền Hùng xưa kéo dài từ mồng 7, mồng 8 tới 16,17 tháng ba âm lịch. Kể từ năm 1922 Đền Hùng được xây dựng quy mô như hiện có, nhà Nguyễn quyết định lấy ngày 10-3 triều đình tế lễ, sau đó để làng xã tế lễ. Bởi vậy cách đây khoảng 30 năm, một nhà thơ dân gian người Phú Thọ làm bài ca đăng báo địa phương có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Câu ca dao này diễn ra đúng tâm lý nên trở thành cố định trong lòng mỗi người Việt Nam từ Bắc chí Nam, tưởng như tự ngàn xưa để lại.
11.Niên biểu thời dựng nước
- 2070 triệu năm trước: Thành tạo núi Nghĩa Lĩnh
- 50 triệu năm trước: Kiến tạo các sông Hồng, Lô, Đà với những đồi núi, đồng bằng, đầm hồ, xuất lộ bộ mặt địa hình Vĩnh Phú, trong đó có dãy đồi 99 con coi chầu về đất Tổ.
- Khoảng 1,5 vạn năm cách đây các dải đồi hai bên bờ sông Thao có mấy chục thị tộc người nguyên thủy cư trú. Họ là chủ nhân nền văn hóa hậu kỳ đồ đá cũ Sơn Vi.
- Trên một vạn năm đến 8000 năm cách dãy biển tiến sau băng hà Vuyếc-mơ, tràn vào ngập toàn bộ đồng đằng và vùng thấp ven đồi núi. Người nguyên thủy Sơn Vi tạm lánh lên vùng núi Hòa Bình - Bắc Sơn.
- Khoảng 6000 năm cách đây nước biển rút khỏi đồng bằng. Sau đó trải hàng ngàn năm mưa lũ thau chua rửa mặn và phù sa màu mỡ các con sông bồi đắp làm hồi sinh thảm thực vật. Quần thể động vật như chim thú, cá tôm nhuyễn thể trở nên sầm uất, tạo nên môi trường sống hết sức thuận lợi cho con người.
- Khoảng 2000 năm trước công nguyên có 15 bộ lạc Việt cổ sinh sống trên đồng bằng và trung du Bắc bộ. Trong số này bộ lạc Văn Lang của thủ lĩnh họ Hùng nhờ địa lợi tuyệt đối của vùng ngã ba sông Hồng, Lô, Đà trở nên lớn mạnh.
- Khoảng hơn 1000 năm trước công nguyên, thủ lĩnh Văn Lang đứng lên thành lập nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc. Ông được suy tôn là Hùng Vương.
- Năm 258 trước công nguyên Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho cháu họ xa là Thục Phán.
- Năm 179 trước công nguyên An Dương Vương đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà - Đà lập kế cho con trai sang ở rể lấy cắp nỏ thần. Tướng Đinh Công Tuấn can ngăn An Dương Vương không được bèn cáo quan về quê lập sẵn đồn ải ở Aá Nguyên để chống Triệu Đà. Bên kia sông Hồng các tướng họ Hà cũng lập đồn ở Bì Châu. Nghĩa quân chống Triệu được một thời gian.
- Năm 111 trước công nguyên nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu cướp nước Nam Việt.
Thừa tướng Triệu là Lữ Gia bỏ kinh Phiên Ngung sang liên lạc với các thổ bào bộ Văn Lang lập căn cứ ở Long Động Sơn (Lập Thạch) chống nhà Hán được mười năm.
- Năm 40 Hai Bà Trưng cháu Vua Hùng dấy nghĩa binh đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Hán. Hai bà lên đền làm lễ tế cờ khấn rằng:
Một xin rửa sạch nước thù.
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.

Về Đầu Trang Go down
thanhnhacvt
Leader Group
Leader Group
thanhnhacvt


Tổng số bài gửi : 112
Join date : 04/04/2011
Age : 42
Đến từ : Bạch Hạc _ Việt trì _phú thọ City

BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI    BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  EmptyMon Apr 18, 2011 4:10 pm

cũng hay đấy sẽ thêm vào nội dung của bài càng phong phú
Về Đầu Trang Go down
http://www.datto.forum-viet.com
thanhnhacvt
Leader Group
Leader Group
thanhnhacvt


Tổng số bài gửi : 112
Join date : 04/04/2011
Age : 42
Đến từ : Bạch Hạc _ Việt trì _phú thọ City

BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI    BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  EmptyFri Jul 29, 2011 11:40 am

Về Đầu Trang Go down
http://www.datto.forum-viet.com
thanhnhacvt
Leader Group
Leader Group
thanhnhacvt


Tổng số bài gửi : 112
Join date : 04/04/2011
Age : 42
Đến từ : Bạch Hạc _ Việt trì _phú thọ City

BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI    BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  EmptyFri Jul 29, 2011 4:01 pm

Về Đầu Trang Go down
http://www.datto.forum-viet.com
Sponsored content





BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI    BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
BỐN PHƯƠNG TỤ HỘI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
WELCOME TO DAT TO GROUP :: Thảo luận chung :: Thảo luận chung-
Chuyển đến